Tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản có thật không?

Tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản hiện đang được rất nhiều người bàn tán trong thời gian gần đây. Nhưng ngân hàng SCB là ngân hàng gì, có phải ngân hàng nhà nước không? Liệu ngân hàng SCB có thực sự phá sản không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này ngay!

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Trước khi đi xác minh tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản có phải sự thật không, chúng ta cần biết ngân hàng SCB là ngân hàng gì.

Ngân hàng SCB có tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, được thành lập vào ngày 26/12/2011. Ngân hàng này được hợp nhất dựa trên 3 ngân hàng là: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank).

Trong hơn 10 năm hình thành và phát triển, ngân hàng SCB không ngừng nâng cấp mạng lưới hoạt động của mình. Hiện nay, ngân hàng này đã có hơn 239 điểm giao dịch tại 28 tỉnh thành trên cả nước. 

Đồng thời tính tới thời điểm hiện tại, ngân hàng SCB đã lọt top 5 ngân hàng Thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản lên đến 508.900 tỷ đồng. Với tầm nhìn trở thành “Ngân hàng vì cộng đồng”, SCB luôn nỗ lực tạo ra những giá trị bền vững cho khách hàng của mình, góp phần xây dựng xã hội văn minh và phát triển hơn.

Ngân hàng SCB là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân?

Ngân hàng SCB là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người dân. Như đã nói ở trên, SCB được hình thành dựa trên sự hợp nhất của 3 ngân hàng thương mại cổ phần. Chình vì vậy, ngân hàng SCB là nhóm ngân hàng thương mại, không phải là ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng SCB có an toàn không? Có uy tín không?

Nếu ngân hàng SCB không phải ngân hàng Nhà nước, vậy nó có thực sự an toàn và uy tín không? Đương nhiên là “Có”, SCB đã có hơn 10 năm hình thành và phát triển, hiện vẫn đang không ngừng mở rộng quy mô tài sản và nhân sự, cung cấp các sản phẩm tài chính chất lượng thỏa mãn nhu cầu cho hàng triệu khách hàng.

Mặt khác, SCB còn có nhiều đóng góp cho nền kinh tế tài chính của nước nhà, và đã gặt hái nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ, tiêu biểu như:

  • Ngân hàng SCB vinh dự nhận được giải thưởng về dịch vụ thẻ tín dụng được yêu thích nhất Việt Nam năm 2022
  • Ngân hàng SCB được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong năm 2021.
  • Ngân hàng SCB vinh dự đạt được giải thưởng về nhà tạo lập thị trường giao dịch Repo nhiều thứ ba năm 2021.
  • Ngân hàng SCB nằm trong top 50 doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc nhất năm 2021.
  • Ngân hàng SCB nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021.
  • Ngân hàng SCB nằm trong top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022
  • Ngân hàng SCB nhận được giải thưởng “Ngân hàng Ngoại hối sáng tạo nhất Việt Nam 2020” (được trao tặng bởi Tạp chí Global Business Outlook)
  • …..

Với những đóng góp và thành tựu đạt được, ngân hàng SCB xứng đáng nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của rất nhiều khách hàng.

Sau khi đã biết SCB có uy tín không, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản ở phần tiếp theo của bài viết.

Tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản có phải sự thật?

Trong thời gian gần đây, tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản trở nên rầm rộ hơn, khiến nhiều người cảm thấy hoang mang lo sợ. Nhiều khách hàng kéo đến các chi nhánh, phòng giao dịch, cây ATM của SCB để rút tiền, dẫn đến tình trạng hỗn loạn khó kiểm soát.

Tuy nhiên, thực hư tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản có thật không, nguyên nhân do đâu mà tin đồn này xuất hiện?

Nguyên nhân tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản

Không phải tự nhiên mà không ít người cảm thấy rằng SCB có khả năng sẽ vỡ nợ. Thực ra, tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản chủ yếu xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau:

Một số chi nhánh SCB đóng cửa để đổi địa chỉ mới

Nhiều người thấy một số chi nhánh/PGD của ngân hàng SCB bị đóng cửa do hoạt động không hiệu quả. Họ lo ngại rằng liệu SCB có phải đang bị vỡ nợ, sắp phá sản hay không? Thật ra, những chi nhánh/PGD này chỉ đang di chuyển sang địa chỉ mới có nhiều tiềm năng phát triển hơn mà thôi.

Cán bộ cấp cao SCB không may qua đời

Vào ngày 6/10/2022, ông Nguyễn Tiến Thành – Hiện đang là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, và là thành viên HĐQT của ngân hàng SCB – đột ngột qua đời. Thời điểm này không may trùng với thời điểm một số chi nhánh/PGD SCB di chuyển địa điểm mới.

Cộng thêm vào ngày 7/10/2022, hệ thống chuyển tiền SCB bỗng nhiên xảy ra một vài lỗi kỹ thuật. Mặc dù đã khắc phục ngay lập tức, nhưng lại khiến nhiều khách hàng đồn đoán rằng ngân hàng SCB sắp phá sản.

Bà Trương Mỹ Lan bị cưỡng chế điều tra

Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 8/10/2022, Bộ Công an ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty An Đông.

Điều đáng nói ở đây là nhiều người hiểu lầm rằng bà Trương Mỹ Lan đang giữ chức vụ quản lý điều hành tại SCB và Công ty An Đông là cổ đông của SCB.

Thế nhưng sự thật không phải vậy! Cả bà Mỹ Lan lẫn công ty An Đông không mối quan hệ gì với SCB. Việc họ bị bắt giữ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng SCB.

Tuy nhiên những sự kiện trùng hợp, xuất hiện cùng lúc này đã “thổi bùng” tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản đi nhanh chóng, khiến ngân hàng này bao phen khốn đốn.

Xem thêm thông tin đính chính tại tạp chí giadinhvatreem.vn

Vậy ngân hàng SCB có phá sản không?

Đại diện ngân hàng SCB khẳng định rằng: Tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản là hoàn toàn sai sự thật. Toàn thể cán bộ nhân viên tại ngân hàng đều đang nỗ lực phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

  • Đầu tiên, ngân hàng này đang trong quá trình phát triển, họ luôn mong muốn tìm kiếm những phương án kinh doanh tốt nhất. Đối với những chi nhánh/PGD hoạt động không tốt, ngân hàng SCB quyết định đóng cửa nhằm giữ vững hiệu quả cho toàn hệ thống.
  • Thứ hai, bà Trương Mỹ Lan và công ty An Đông không có mối quan hệ gì với SCB. Dù họ có bị truy tố hay bắt giữ cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Chính vì thế, không có chuyện ngân hàng SCB bị phá sản, đây hoàn toàn là tin đồn thất thiệt, gây nên sự hoang mang, lo sợ trong lòng khách hàng.

Tiền của khách hàng sẽ ra sao nếu SCB bị phá sản?

Nhiều người lo lắng nếu tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản là thật thì tiền của họ sẽ đi về đâu? Tuy nhiên cần biết rằng, nếu một ngân hàng chẳng may bị phá sản, bạn sẽ không bị mất trắng. Cụ thể mức bồi thường sẽ được phân chia như sau:

Thứ nhất, cho dù số tiền tiết kiệm của khách hàng là bao nhiêu, mỗi người đều được trả lại 75 triệu đồng.

Thứ hai, khách hàng sẽ được hỗ trợ lấy lại tiền tiết kiệm đã gửi sau khi ngân hàng nhà nước bán đấu giá các tài sản và thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Ưu tiên 1: Chi phí phá sản 
  • Ưu tiên 2: Chủ nợ là các khoản vay đặc biệt
  • Ưu tiên 3: Người gửi tiền
  • Ưu tiên 4: Tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
  • Ưu tiên 5: Người sở hữu trái phiếu ngân hàng 
  • Ưu tiên 6: Nhà cung cấp dịch vụ 
  • Ưu tiên 7: Cổ đông, thành viên góp vốn.

Mặt khác, nếu ngân hàng bị phá sản, điểm tín dụng của khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng, dù bạn vẫn còn khoản vay chưa thanh toán tại ngân hàng.

Tóm lại, ngân hàng SCB sắp phá sản không phải sự thật, nên viễn cảnh ở trên cũng chẳng thể xảy ra được. Nếu không cảm thấy yên tâm về khoản tiền tiết kiệm của mình, bạn có thể linh hoạt gửi tiền tại nhiều ngân hàng.

Trước tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản, khách hàng có nên rút tiền trước hạn?

Trước tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản, dù chưa biết thực hư thế nào, nhiều khách hàng đã bắt đầu nháo nhào đi rút tiền, gây ra tình trạng vô cùng hoảng loạn.

Điều này là hoàn toàn không nên, thay vào đó, hãy thực hiện theo những việc được khuyến khích dưới đây:

  • Cần biết rằng tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đều chịu sự giám sát của ngân hàng Nhà nước. Tất cả dấu hiệu bất thường của họ đều được ngân hàng Nhà nước nắm rõ trong lòng bàn tay. Nếu có chuyện gì xảy ra, ngân hàng Nhà nước sẽ có những giải pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, nhằm đảo bảo quyền lợi của khách hàng.
  • Cần xác minh tính chính xác của thông tin, tránh tin vào tin đồn thất thiệt, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ không cần thiết.

Ngân hàng SCB có đáng để tiếp tục tin tưởng?

Mặc dù tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản đã qua đi, nhưng “hệ quả” mà nó để lại trong lòng khách hàng vẫn còn đó. Tuy nhiên có một điều không thể chối bỏ là ngân hàng SCB đang làm rất tốt nhiệm vụ chăm sóc và phục vụ khách hàng của mình.

Sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng SCB luôn được khách hàng đánh giá cao, bao gồm: 

  • Sản phẩm thẻ (Gồm thẻ tín dụng và thẻ thanh toán)
  • Dịch vụ tín dụng
  • Dịch vụ gửi tiết kiệm (Gồm gửi tiết kiệm thông thường và gói gửi tiết kiệm Online)
  • Dịch vụ bảo hiểm

Mỗi sản phẩm/dịch vụ của SCB sẽ phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng SCB còn được yêu thích bởi lãi suất cực kỳ tốt, thái độ nhân viên ngân hàng thân thiện, chuyên nghiệp.

Với hơn 10 năm hoạt động và phát triển, ngân hàng SCB thực sự là lựa chọn lý tưởng, xứng đáng để gắn bó trong thời gian tới.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản có thật hay không. Mặc dù tin đồn này không có thật nhưng đã khiến nhiều khách hàng lo sợ, hoang mang trong thời gian dài. Thông qua sự việc lần này, hi vọng các bạn sẽ có thể giữ được bình tĩnh xác minh thông tin, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp hơn.

Leave a Comment